Những câu hỏi liên quan
Hello mọi người
Xem chi tiết
Trịnh Nam Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hoàng
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
16 tháng 1 2022 lúc 21:42

Tham khảo:

Trong kho tàng tục ngữ dân gian ta ,có biết bao nhiêu là những câu tục ngữ vàng ,ngọc được trân quý cho tới tận ngyà nay.Không thể ko kể đến câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".Trước hết ,để có thể hiểu câu tục ngữ này một cách đúng đắn thì cần phải có một khái niệm chính xác về nó đã."Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nếu xét theo nghĩa đen thì có thể hiểu rằng khi ta ăn quả ta phải nhớ đến công sức của người trồng .Vì nếu ko có người trồng thì làm sao có quả để chúng ta ăn?Qua cái nghĩa đen ,qua cái hình ảnh" ăn quả "đó ta lại suy ra cái nghĩa bóng :Quả ở đây ko còn là trái ngọt nữa mà chính là thành quả lao động còn người trồng cây kia thì tượng trưng cho những người tạo ra thành quả lao động ấy.Với công sức ,mồ hôi nước mắt những người lao động đã làm ra cho ta "những trái ngọt"thì ta phải biết trân trọng ,quý mến nó hơn nữa cũng cần phải biết ơn lấy người làm ra cái "quả "cho mình hưởng .Đấy mới là cái thông điệp ,lời răn dạy sâu sắc mà ông cha ta nhắm tới .Nó thực sự là lời răn dạy ý nghĩa mà ta cần luôn mang theo bên mình.Được lưu truyền từ thời này sang thời khác. Vào các thời phong kiến xưa kia thì người ta tổ chức cúng bái để cảm tạ trời đất hay các phong tục thờ cúng tổ tiên.Còn đối với con người ngày nay ,chúng ta vẫn thấy xuất hiện các dịp lễ tết tưởng nhớ công ơn những con người có công với đất nước và tiêu biểu là "dỗ tổ Hùng Vương"và còn rất nhiều ngày đặc biệt :thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc,…để thể hiện lòng biết ơn với những người có công lớn trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển.Qua đây ,ta cần phải khắc ghi câu tục ngữ :"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" vào sâu trong tim ,trong trí óc và làm theo cho đúng với lễ nghĩa ,phong tục Việt Nam mà có thể ngẩng đầu với Tổ Quốc

Bình luận (0)
nguyen phuong thao
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Quang Nhân
2 tháng 8 2021 lúc 7:33

Em tham khảo !

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

  
Bình luận (1)

Tham khảo: 

1. Phân tích đề

– Yêu cầu đề bài: Trình bày quan niệm, suy nghĩ của em về lòng tự trọng

– Phạm vi tư liệu dẫn chứng: những sự việc, hành động biểu hiện cho lòng tự trọng trong cuộc sống.

– Phương pháp lập luận chính: giải thích, bình luận

2. Hệ thống luận điểm

– Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luận điểm 4:Bài học nhận thức và hành động

3. Dàn ý nghị luận về lòng tự trọng

Mở bài nghị luận về lòng tự trọng

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thân bài nghị luận về lòng tự trọng

* Luận điểm 1. Giải thích khái niệm lòng tự trọng

– Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.

 

– Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai, những điểm chưa hoàn thiện

+ Tự trọng giúp chúng ta thành công trong học tập và công việc bởi: Người tự trọng sẽ làm việc bằng thực lực của chính bản thân mình

+ Tự trọng giúp chúng ta sống đẹp sống có ích -> Xã hội lành mạnh hơn

+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

+ Có tự trọng chúng ta mới có thể học được cách tôn trọng người khác

* Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng tự trọng

– Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.

– Nói đi đôi với làm

– Cố gắng làm bài tập về nhà bằng chính khả năng của mình, không coi cóp, gian lận

– Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi.

– Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.

– Luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.

– Chú ý cả đến lời nói khi giao tiếp.

– Biết giữ lời hứa, tôn trọng mọi người.

 

– Luôn làm tốt nhiệm vụ không để ai nhắc nhở hoặc chê trách.

– Có thái độ sống hòa nhã với mọi người, tôn trọng người già, nhường nhịn trẻ em

* Luận điểm 3: Vai trò của lòng tự trọng

– Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.

– Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời

– Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng

– Góp phần xây dựng xã hội văn minh.

– Dẫn chứng:

+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.

+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…

+ Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài. Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác.

 

+ Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

* Luận điểm 4: Bài học nhận thức và hành động

– Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.

– Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.

– Luôn sống một cách chan hòa, làm những điều tốt đẹp tránh xa cái xấu

– Nhận thức những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và sửa chữa

– Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức, lời nói và hành động.

– Lòng tự trọng có lợi không chỉ cho bản thân mình mà còn tạo nên một cộng đồng, xã hội văn minh hơn.

– Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.

* Bàn luận mở rộng

– Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại

– Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người thiếu tự trọng, đánh mất lòng tự trọng của bản thân:

+ Làm những việc trái đạo lí, vô lương tâm, đánh mất nhân cách của bản thân.

+ Nói năng ứng xử thiếu văn hóa

+ Học sinh vô lễ với thầy cô

+ Lười lao động, học tập

+ Sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…

-> Tất cả những hành động việc làm đó cần bị phê phán.

Kết bài nghị luận về lòng tự trọng

– Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần có để hoàn thiện bản thân mình.

– Mỗi người chúng ta hãy luôn sống giàu lòng tự trọng để xã hội trở nên tốt đẹp.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Cát Tường
19 tháng 3 2023 lúc 11:10

Lòng tự trọng là một trong những đức tính cao quý của con người, mà mỗi chúng ta đều cần phải có phẩm chất đó. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân và những người xung quanh ta. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình. Hằng ngày, ai cũng biểu hiện ra lòng tự trọng của mình. Khi chúng ta giao tiếp với người khác, khi chúng ta làm việc, chúng ta tự đánh giá bản thân mình. Một người có lòng tự trọng được thể hiện qua cảm thấy có giá trị và được chấp nhận bởi những người khác, cảm thấy xứng đáng được đối xử công bằng, tôn trọng, chấp nhận và tôn trọng chính mình ngay cả khi bạn sai lầm, tin vào bản thân, dù có thể bạn không đạt tới thành công ngay từ lần đầu tiên. Ví dụ như khi học sinh đi thi không quay cóp, gian lận, luôn làm bài tập đầy đủ, vâng lời thầy cô,... Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Trái lại, với những người không có lòng tự trọng sẽ phải sống trong sự cô lập với xã hội vì không có các mối quan hệ. Vì vậy chúng ta cần phải coi trọng, giữ gìn phẩm cách, cư xử đàng hoàng, đúng mực, luôn làm tròn trách nhiệm được giao phó, không để người khác phải chê trách, nhắc nhở, rèn luyện cách đối nhân xử thế và luôn thân thiện cởi mở với mọi người xung quanh, có được như vậy chúng ta mới đem lại được giá trị to lớn cho cuộc sống.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức An
Xem chi tiết
Cíu iem
Xem chi tiết
Trần Lê Vân
Xem chi tiết
zero
19 tháng 1 2022 lúc 22:00

tham khảo 

 

Tôi không tự nhận mình là người sống giản dị bởi mẹ tôi đã từng nhắc nhở đôi lần vì sự cầu kì, chau chuốt cho hình thức bên ngoài của tôi. Nhưng tôi nghĩ mỗi chúng ta, ai cũng có quan niệm riêng của mình về mọi điều trong cuộc sống. Với những gì tự rút ra từ bản thân và học được từ mẹ, tôi muốn nói một vài suy nghĩ riêng tư nhỏ bé về vấn đề lối sống giản dị. Từ xưa, giản dị đã trở thành một nếp sống đáng quý, đáng trân trọng, gìn giữ. Có thề giờ đây, lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng dù sao nó vẫn là truyền thống lâu đời của người Á Đông. Trước hết, giản dị được thế hiện rõ nét trong cách ăn mặc, ở hình thức bên ngoài của mỗi con người. Đừng vì cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất vẻ bình dị, đời thường bạn ạ! Chỉ cần một bộ cánh gọn gàng, sạch sẽ, bạn đã khiến mọi người có ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí, tốn kém không biết bao nhiêu tiền bạc của bố mẹ để bằng bạn bằng bè, để diện mốt này mốt kia. Tại sao chúng ta lại phải quá cầu kì, chăm chút cho hình thức như vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, lại không “đúng chủ đề”, thiếu văn minh, lịch sự thì đâu còn nét bình dị, thân thương. Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có vẻ đẹp riêng nhưng điểm chung nhất là tôi và bạn, chúng ta cùng mang một nét giản dị vốn có của người Việt Nam.

       Vậy nên, đừng bao giờ đế đức tính đẹp đó bị phai mờ! Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng, mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về một lối sống giản dị văn minh. Liệu trên thế giới này, có vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka-ki đã sờn vải bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản...? Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thế hiện trong cách ứng xử hằng ngày.

 

       Mẹ tôi, đã từng răn dạy tôi rằng đừng bao giờ ăn nói cầu kì hoa mĩ, mà hãy diễn tả lời nói bằng ngôn từ dễ hiểu trong sáng. Đúng vậy, dù khi lời nói của bạn chỉ là một đôi câu bình dị nhưng chân thành nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người vì nó rất đáng yêu. Nhưng, cũng không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên vô tư một cách xô bồ, khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch vốn có của con người. Cách xử sự trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến mọi người càng yêu quý trân trọng bạn biết bao. Lôi sông hàng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kì, bạn vẫn có thể biểu hiện rõ mình là người giản dị đáng mến. Chắc hẳn, bạn không thể quên hình tượng một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân! Đó là ông Hai - một nhân vật văn học đã để lại bao ấn tượng sâu sắc trong người đọc. Tâm hồn ông vốn đã ngời sáng bởi lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn, lại càng đẹp hơn nữa ở vẻ đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên, giản dị. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh ông Hai ngồi xắn quần, kể chuyện làng bên nhà hàng xóm.

       Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính ở vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam như thế... Đôi khi, người ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi con người qua cách suy nghĩ của họ. Bạn ạ, đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy thực sự bình tĩnh. Đơn giản hoá mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn thật dễ dàng. Vậy tại sao, bạn không chứng tỏ rằng mình cũng là người giản dị qua cách nghĩ của mình? Theo tôi, giản dị đó còn là quan niệm của bạn về mọi điều trong cuộc sống. Chẳng hạn, về hạnh phúc, đối với tôi, đó chỉ là những niềm vui bình dị nhưng trọn vẹn, dáng quý. Mỗi sáng thức giấc, khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim ca hát líu lo, mơ màng trước cảnh bình minh, tôi cảm thấy thật dễ chịu, thoải mái. Đó là hạnh phúc. Được thưởng thức những món ăn ngon do tự tay mình “xông pha” bếp núc, đó là hạnh phúc... Và tôi nghĩ rằng, vài suy nghĩ nhỏ bé của tôi về đức tính giản dị hôm nay cùng rất bình dị, đơn sơ.

       Đơn giản là vậy nhưng tôi hi vọng, nó sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những ai đã đọc bài viết này. Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư đôi chút về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ, nâng niu. Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị theo suy nghĩ của riêng mình. Chẳng rườm rà, lan man, tôi đã thẳng thắn trình bày ý kiến cá nhân và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi là sự vụng về, nghèo nản trong hiểu biết, nhưng dù sao đó vẫn là giản dị.

Bình luận (4)
Lê Vinh Hưng
Xem chi tiết